Chăn nuôi
Sử dụng tinh phân biệt giới tính trên bò sữa
Tinh phân biệt giới tính được sử dụng rộng rãi tại Mỹ từ năm 2006, tại Việt Nam từ năm 2008. Vậy thực tế tinh phân biệt giới tính đang được thương mại và sử dụng như thế nào? Hiệu quả của kỹ thuật này đối với giá trị giống của bê cái tơ cũng như giá thành sản xuất một bê cái là những câu hỏi cần được làm rõ.
1/ Lịch sử ra đời và phát triển của tinh phân biệt giới tính.
Vào những năm 1980, một bước đột phá trong công nghệ xác định giới tính tinh dịch đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của bộ Nông nghiệp Hoa kì (USDA). Từ năm 1980-1990 là giai đoạn hoàn thiện công nghệ sản xuất. Năm 2003 chính thức được cấp phép cho Sexing Technologies (ST) thương mại sản phẩm.
Năm 1989, các nhà khoa học của USDA đã báo cáo kết quả sử dụng tinh phân biệt giới tính trên thỏ. Thụ tinh cho thỏ với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y cho kết quả 81% thỏ đực, trong khi thụ tinh với tinh trùng mang nhiễm săc thể X cho ra 94% thỏ cái. Sau này một số kết quả tương tự cũng được báo cáo trên bò.
Năm 2007, sau một vài thương vụ mua bán, sáp nhập, ST trở thành công ty độc quyền, cung cấp nhân viên có tay nghề cao cho các phòng thí nghiệm khác của họ trên toàn thế giới. Sự thành công của công nghệ cũng như thực tiễn trong lĩnh vực này đã giúp ST phát triển với một tốc độ ổn định, mở rộng cơ sở ra khắp nước Mỹ và trên thế giới. Riêng ở Mỹ đến năm 2011 đã có 11 cơ sở của ST.
2/ Tình hình thương mại và sử dụng tinh phân biệt giới tính
Một báo cáo của Norman et al., 2010 (J. Dairy Science 93: p 3880-3890 ) cho biết: từ năm 2006 đến năm 2008, tại Mỹ có 1,3 triệu bò hậu bị giống HF và 10,8 triệu con bò rạ giống Holstein (trong những đàn do Hiệp hội Thông tin đàn bò sữa quản lí), được phối tinh phân biệt giới tính. Lượng tinh sử dụng đã tăng đáng kể qua các năm, từ 1,4% lên 17,8% ở bò tơ và từ 0,1% lên 0,4% ở bò rạ.
Trong năm 2008, tính trên lượng tinh giới tính được sử dụng, có 81% được sử dụng để phối lần đầu trên bò tơ hậu bị. Phần còn lại (19%) phối cho bò đang cho sữa, trong đó 69% sử dụng phối ở lần phối đầu và 63% sử dụng ở bò đang cho sữa lứa đầu. Tính trung bình có 34,2% đàn bò ở Mỹ sử dụng tinh giới tính trên bò hậu bị. Theo báo cáo của Ryan Sterry và cộng sự, một cuộc điều tra được tiến hành bởi 17 cơ sở khuyến nông tại Wiscosin trên 309 trại bò sữa và 38 trại nuôi bò tơ hậu bị. Kết quả cho thấy, gần 2/3 trại nuôi bò tơ sử dụng tinh giới tính, trong khi tỷ lệ này là 39% ở trại bò sữa. Gần một nửa trại bò sữa và 30% trại bò tơ chưa bao giờ dùng thử tinh giới tính. Khoảng 8% trong mỗi nhóm có thử nhưng đã ngưng sử dụng.
Tinh giới tính ở Mỹ được sử dụng nhiều hơn ở bò tơ, ở đàn có số lượng cái sinh sản lớn, và những đàn có năng xuất cao.
Năm 2009 việc sử dụng tinh phân biệt giới tính giảm sút mạnh ở Mỹ. Lí do là chi phí cho một cọng tinh giới tính 30$, cao hơn tinh thường. Lí do tiếp theo là những cọng tinh bị hư hỏng cũng vẫn được đem bán.
Giá tinh giới tính hiện nay đã giảm chỉ còn bằng một nửa so với ban đầu. Hàng năm sản xuất và tiêu thụ trên thị trường khoảng 1 triệu liều (Bill Wailes, trích từ Wes Ishmael, 2011). Cho đến năm 2011, tinh phân biệt giới tính vẫn chưa được khuyến khích sử dụng trong chương trình TAI (phối cố định thời gian) cũng như sử dụng trong các chương trình cấy truyền phôi (Scott Laudert, 2011).
3/ Kết quả sinh sản của bò phối tinh phân biệt giới tính
Một thí nghiệm so sánh sử dụng tinh xác định giới tính với tinh thường được thực hiện trên hai đàn bò cái tơ ở thung lũng San Joaquin của California (Chebel et al., 2010. J. Dairy Science 93: 2495-2507). Kết quả cho thấy, tỷ lệ thụ thai trung bình đạt 51,8% đối với tinh thường và đạt 40,2% đối với tinh giới tính. Tỷ lệ đẻ bê cái đạt 85,7% cho tinh giới tính và chỉ có 47,7% cho tinh thường.
Tỷ lệ đậu thai của bò cái tơ qua các lần phối bởi tinh thường hoặc tinh phân biệt giới tính
Loại tinh |
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần ≥3 |
Tinh thường (số lần phối) |
56% (25.024) |
53% (14.984) |
44% (13.710) |
Tinh giới tính (Số lần phối) |
45% (28.980) |
42% (7.326) |
36% (3.454) |
So với tinh thường (%) |
80% |
79% |
82% |
Nguồn: De Jarnette et al. 2009
Theo thống kê của DHI từ năm 2006 đến 2008, tỷ lệ thụ thai trên bò cái tơ, trung bình đạt 56% đối với tinh thường và 39% đối với tinh phân biệt giới tính. Tỷ lệ thụ thai giảm từ lần phối đầu tiên đến lần phối thứ 5 cho cả hai loại tinh, tinh thường (từ 59% giảm xuống 37%) và tinh xác định giới tính (từ 41% giảm xuống 23%). Tỷ lệ bê cái đạt 90% trong những ca sinh đơn đối với tinh xác định giới tính.
Khi sử dụng tinh xác định giới tính, số ca sinh khó giảm 28% trên bò hậu bị và 64% trên bò rạ. Tỷ lệ bê chết khi sinh không có sự khác nhau giữa bê sinh ra bởi tinh giới tính hay tinh thường, tỷ lệ này từ 9- 15% ở bò tơ, cao hơn so với 3- 4% ở bò rạ. Tỷ lệ sinh đôi có sự khác nhau giữa bò tơ (13-15%) và bò rạ (8%), nhưng không có sự sai khác nhau giữa tinh thường và tinh phân biệt giới tính.
Theo Scott Laudert, 2011, không có sự khác biệt về chỉ tiêu bê sơ sinh sống cũng như khối lượng cai sữa của bê được sinh ra từ tinh giới tính và tinh thường.
Tỷ lệ đậu thai của tinh giới tính chỉ bằng 75-80% so với tinh thường, người ta cho rằng do số lượng tinh trùng chỉ khoảng 2-4 triệu so với 10 triệu của tinh thường trong một cọng tinh. Tuy vậy, những nghiên cứu nâng cao tỷ lệ đậu thai cho tinh giới tính, đến nay vẫn chưa thành công.
Tỷ lệ đẻ khó, chết thai |
||
|
Tinh giới tính |
Tinh thường |
|
Bò tơ đẻ lứa đầu (%) |
|
Đẻ khó, bê cái |
4 |
4 |
Đẻ khó, bê đực |
9 |
8 |
Đẻ khó, sinh đôi |
4 |
8 |
|
Bò cái rạ (%) |
|
Đẻ khó, bê cái |
1 |
2 |
Đẻ khó, bê đực |
1 |
3 |
Đẻ khó, sinh đôi |
2 |
5 |
|
Bò tơ đẻ lứa đầu (%) |
|
Chết thai, bê cái |
10 |
9 |
Chết thai, bê đực |
15 |
11 |
Chết thai, sinh đôi |
13 |
15 |
|
Bò cái rạ (%) |
|
Chết thai, bê cái |
3 |
4 |
Chết thai, bê đực |
4 |
4 |
Chết thai, sinh đôi |
8 |
8 |
Nguồn: Bennet Cassell. Web Hoard’s dairy man 2015
Những khó khăn khi sử dụng tinh phân biệt giới tính đã được Hội khoa học bò sữa Mỹ (ADSA) đưa ra trong hội nghị tại Denver, Colo., 2009 (theo Bennet Cassell) đó là:
- Tỷ lệ đậu thai thấp, khoảng 39% ở tinh giới tính, so với 56% ở tinh thường trên bò tơ phối lần đầu, và tương ứng chỉ đạt 25% so với 30% trên bò rạ.
- Giá một cọng tinh giới tính khoảng 30$, cao hơn nhiều so với tinh thường.
- Khuyến cáo sử dụng cho bò cái tơ động dục tự nhiên (không phải qua gây động dục đồng loạt), chỉ phối vào chu kì động dục đầu tiên hoặc thứ 2. Phối trên những đàn cái có lịch sử đậu thai cao, ít nhất đạt 60% đối với tinh thường trên bò tơ. Nếu phối trên đàn có tỷ lệ đậu thai thấp hoặc phối ở những lần phối sau, trên bò rạ sẽ cho kết quả thất vọng.
- Sử dụng tinh giới tính đòi hỏi sơ đồ phối giống phức tạp (tránh phối bò rạ, bò năng suất thấp…) nên cũng là một trở ngại khi sử dụng chúng.
4/ Giá trị sản xuất đích thực của tinh phân biệt giới tính
Yếu tố chính ảnh hưởng đến sử dụng tinh giới tính trên bò sữa là giá trị của bê cái sinh ra so với bê đực. Khi bò sinh nhiều bê cái, khả năng tăng đàn nhanh hơn, khả năng chọn lọc được bê hậu bị tốt thay đàn cao hơn. Mặc dù tỷ lệ đậu thai thấp của tinh giới tính làm tăng chi phí phối giống, chi phí nuôi thêm bò mẹ. Tuy nhiên chênh lệch giá trị của bê cái so với bê đực vẫn là yếu tố hấp dẫn nhất.
Tiềm năng sản xuất sữa của những bê sinh ra từ tinh phân biệt giới tính phụ thuộc vào di truyền của mẹ và giá trị giống của đực bố, chưa có căn cứ kết luận chúng cho sữa nhiều hơn so với bê sinh ra từ tinh thường.
Báo cáo của Ryan Sterry và cộng sự cho thấy, 2/3 trại bò điều tra cho biết lí do sử dụng tinh giới tính là do kế hoạch mở rộng quy mô đàn trong vòng 5 năm tới, 1/3 số trại còn lại sử dụng nhưng không vì lí do tăng đàn mà duy trì quy mô đàn. Khi được hỏi lí do số 1 cho việc sử dụng tinh giới tính, gần một nửa (48%) nói rằng muốn tăng đàn của họ từ bên trong. Lí do thứ 2 (24%) là họ muốn sản xuất được nhiều bê cái từ những con bò mẹ tốt nhất trong đàn.
Giá tinh giới tính cao và tỷ lệ đậu thai thấp làm cho ta có cảm tưởng chi phí cho sử dụng tinh giới tính quá cao. Theo Dustin Dean giám đốc chương trình giống của ST, hy vọng tỷ lệ đậu thai của tinh giới tính sẽ được cải thiện, từ 75-80% hiện nay lên 85% so với tinh thường trong tương lai. Lí do mà nhà sản xuất giải thích giá tinh giới tinh cao vì thiết bị đắt tiền, chỉ một chiếc máy phân ly tinh dịch đã có giá 300.000$ (Wes Ishmael, 2011).
5/ Sử dụng tinh phân biệt giới tính trên bò sữa ở Việt Nam
Vinamilk là đơn vị tiên phong sử dụng tinh giới tính trên bò sữa. Tháng 4/2008 tinh phân biệt giới tính từ con đực đã được đánh giá qua đời sau, năng suất trên 11.000 kg/ chu kì, đã được phối thử cho đàn bò cái thuần HF tại Tuyên Quang. Tháng 1/2009 những con bê cái đầu tiên từ tinh giới tính được sinh ra tại trại Phú Lâm, Tuyên Quang (Vương Ngọc Long, 2009. vietnamdairy.org.vn). Công ty cổ phần sữa Đà Lạt milk năm 2011 có 21 bê sinh ra từ tinh giới tính, trong đó 19 bê cái (tỷ lệ bê cái 93%). Từ kết quả này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đồng ý phê duyệt dự án 880 triệu đồng để nhập 1000 liều tinh giới tính, với tham vọng sẽ tạo ra 450 bê cái (Đức Hưng, baolamdong.vn. 5/2011). Dự án đang triển khai. Từ năm 2009 đến năm 2011, Trung tâm giống, Công ty cổ phần bò sữa Mộc Châu đã nhập 7.500 liều tinh phân biệt giới tính từ Công ty ABS Global (Hoa Kỳ), kết quả được khoảng 3.000 con bê cái với tỉ lệ bê cái sinh ra đạt 90% (Nguồn: Văn Nguyễn www.nongnghiep.vn; 17/10/2011. Trích lại từ trungtamqlkdg.com.vn). Từ đó đến nay, những bê cái sinh ra từ tinh giới tính đã 5-6 năm tuổi và cho 2-3 lứa sữa. Rất tiếc vẫn chưa có số liệu nào đáng tin cậy về tỷ lệ đậu thai và cũng không có thông tin về năng xuất sữa của những con bê sinh ra từ tinh giới tính.
Gần đây, tỉnh Sóc Trăng cũng đã quyết định đầu tư dự án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2013-2020 với tổng vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ trên 40 tỉ đồng và dành ra trên 20 tỉ đồng để mua tinh giới tính hỗ trợ hộ chăn nuôi. Dự kiến tháng 10 năm nay sẽ bắt đầu hỗ trợ gieo tinh giới tính cho đàn bò sữa của tỉnh (nguồn: Ngọc Khuê, thst.vn. 9/2015). Thành phố Hồ Chí Minh cũng có chương trình nhập 1.550 liều tinh giới tính để phối cho đàn bò sữa của thành phố (nguồn: trungtamqlkdg.com.vn. 9/2015).
Trong bối cảnh giá sữa thế giới, trong nước đang giảm mạnh, kéo theo giá sữa và bê cái giống HF trong nước giảm sâu. Chênh lệch giá bê sơ sinh cái và đực HF không nhiều như trước đây. Bài toàn kinh tế khi sử dụng tinh giới tính trên đàn bò sữa Việt Nam cần phải được xem xét cẩn thận.
Giả thiết 1 bê cái HF sơ sinh 5 triệu đồng, bê đực HF sơ sinh giá 2 triệu đồng. Giá trung bình cho một con bê sơ sinh, sinh ra từ tinh thường (50% đực, 50% cái) sẽ là: 5 x 50%+ 2 x 50%= 3,5 triệu đồng. Giá trung bình cho một con bê sơ sinh, sinh ra từ tinh giới tính (90% cái, 10% đực) sẽ là: 5 x 90%+ 2 x 10%= 4,7 triệu đồng.
Giá trị trung bình một con bê sơ sinh, sinh ra từ tinh giới tính cao hơn tinh thường: 4,7-3,5= 1,2 triệu đồng.
Giá một liều tinh giới tính hiện nay bán tại Việt Nam dao động trong khoảng 650 ngàn đồng. Theo lí thuyết vừa tính ở trên, nếu phải cần đến 3 liều tinh giới tính để cho ra một bê thì hiệu quả kinh tế từ giá trị bê cái sẽ không còn nữa. Vì vậy cần hết sức cẩn thận khi chọn lựa bò cái trước khi quyết định sử dụng tinh giới tính như Hội khoa học bò sữa Mỹ (ADSA) đã khuyến cáo. Tuy nhiên, đối với những nơi vì áp lực thời gian cần phải tăng nhanh đàn bò cái thì sử dụng tinh giới tính là một giải pháp khả thi.
Tổng hợp từ Internet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó