Thủy hải sản
Kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp (phần 2)
Phần II : KỸ THUẬT NUÔI ẾCH CÔNG NGHIỆP
Kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp (phần 1)
Kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp (phần 3)
Kỹ thuật nuôi ếch
Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ếch nuôi
2.1. Nuôi ếch trong hồ xi măng
2.1.1. Chuẩn bị hồ nuôi ếch
- Hồ sau khi xây hoặc sửa xong phải tẩy rửa chất xi măng trong hồ bằng cách ngâm nước và xả bỏ nhiều lần (có thể dùng thân cây chuối chặt nhỏ cho vào hồ ngâm 1 tuần rồi xả bỏ sẽ nhanh sạch chất xi măng hơn). Sau khi ngâm tẩy chất xi măng khoảng 3 - 4 tuần, kiểm tra độ pH nước trong hồ đạt từ 6,5 - 7,0 là thả ếch vào nuôi được.
- Vệ sinh, chà rửa hồ sạch sẽ, khử trùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả ếch vào nuôi.
- Cho nước vào từ 20 - 30 cm (chỗ sâu nhất khoảng 30 cm).
- Chuẩn bị hệ thống sàn ăn, bè nổi cho ếch lên ăn mồi, nghỉ ngơi.
- Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bằng ống nhựa PVC.
- Thiết kế hệ thống lưới che chắn, bảo vệ ếch.
2.1.2. Chọn ếch giống
- Qui cách giống: Chọn ếch cỡ 45 ngày tuổi (khoảng 3 - 6 cm/con), khỏe mạnh, màu sắc đậm, không nhiễm bệnh hay bị dị tật.
- Chọn ếch giống sản xuất tại chỗ có chất lượng tốt để nuôi thương phẩm.
2.1.3. Thả ếch giống
- Kiểm tra lại môi trường nước trước khi thả giống (pH, nhiệt độ).
- Thời gian thả: lúc trời mát (sáng hoặc chiều).
- Cho thùng ếch vào hồ, tưới nước của hồ nuôi lên ếch để ếch từ từ quen dần với môi trường nước mới rồi mới thả ra hồ nuôi.
- Mật độ thả nuôi: 80 - 100 con/m2.
- Khử trùng ếch bằng thuốc tím trước khi thả nuôi.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp trong bể xi măng
2.1.4. Chọn thức ăn cung cấp cho ếch
- Qui cách - chủng loại: Chọn thức ăn công nghiệp dạng viên như Cargill,... có độ đạm cao (25 - 40%). Ngoài ra, có thể cho ăn bổ sung thêm thức ăn tự nhiên (ốc bươu vàng, trùn quế,...).
- Chất lượng: Thức ăn không bị ôi thiu, ẩm mốc, có mùi vị hấp dẫn.
- Thức ăn cung cấp cho ếch thích hợp cho từng giai đoạn phát triển (kích cỡ, độ đạm, khối lượng).
2.1.5. Cho ếch ăn
- Chọn loại thức ăn có kích cỡ và độ đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch (cỡ 0,5 - 4,5 mm, độ đạm từ 25 - 40%).
- Thức ăn được rưới nước có pha thuốc khoảng 15 - 20 phút trước khi cho ăn. Nếu sử dụng thức ăn tươi sống phải rửa sạch hoặc khử trùng trước khi cho ăn.
- Cho ăn bằng cách rải thức ăn trực tiếp vào hồ (đối với thức ăn viên) và để lên sàn ăn (đối với thức ăn chế biến).
- Lượng thức ăn cho ăn căn cứ theo ước tính % trọng lượng đàn ếch và theo thực tế kiểm tra trên sàn ăn. Tháng đầu cho ăn 4 - 6% trọng lượng đàn ếch, 2 tháng sau giảm còn 3 - 4%.
- Thời gian cho ăn: Tháng đầu cho ăn 3 - 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều, tối), khi lớn cho ăn 2 - 3 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát, cho ếch ăn thêm vào buổi tối để ếch tăng trọng nhanh.
- Tốc độ tăng trưởng:
30 ngày nuôi 30 - 50 g
60 ngày nuôi 100 - 120 g
90 ngày nuôi 150 - 180 g
120 ngày nuôi 200 - 250 g
2.1.6. Chăm sóc - quản lý nguồn nước và phòng bệnh
* Chế độ thay nước
- Tháng đầu ít thay nước, 2 - 3 ngày thay nước một lần, mực nước duy trì ở mức 20 - 30 cm.
- Tháng thứ hai trở đi thay nước mỗi ngày, mực nước có thể giảm xuống còn 10 - 15 cm.
- Nước giếng khoan được bơm lên trữ lại ít nhất một ngày mới sử dụng, không bơm trực tiếp vào hồ ếch.
- Thời gian thay nước thích hợp nhất là vào buổi sáng, nếu thay vào buổi chiều thì phải thay trước khi cho ếch ăn.
* Phân cỡ
Hàng ngày kết hợp với việc cho ăn và thay nước là việc tách đàn, phân cỡ ếch. Thông thường là phân thành hai cỡ lớn và nhỏ tương đối đều nhau. Việc phân cỡ càng kỹ thì ếch ít có cơ hội ăn thịt lẫn nhau, giảm tỷ lệ hao hụt đáng kể.
* Chăm sóc
- Kiểm tra quan sát thường xuyên các hoạt động của ếch để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp bị bệnh. Trường hợp ếch bị bệnh phải tách riêng ra khỏi hồ để điều trị.
- Thường xuyên bổ sung vitamin, thuốc bổ, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh liều nhẹ vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch.
- Mỗi tuần nên ngâm tắm ếch một lần bằng thuốc sát trùng (thuốc tím, Iodine, Gansil).
- Kiểm tra thường xuyên các hệ thống cấp thoát nước, lưới bảo vệ đề phòng thất thoát ếch.
- Cần tránh không cho nước mưa vào hồ nhiều làm cho độ pH và nhiệt độ nước trong hồ nuôi giảm đột ngột gây sốc cho ếch, nhất là giai đoạn ếch còn nhỏ sẽ bị hao hụt rất nhiều.
- Định kỳ khoảng 2 tuần cân ếch một lần để kiểm tra mức tăng trọng và trọng lượng trung bình cả đàn. Từ đó có cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý.
2.1.7. Thu hoạch ếch
Sau 3 - 3,5 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng trung bình 200 g/con, có thể thu hoạch toàn bộ.
2.2. Nuôi ếch trong ao đất
Thích hợp vùng ven đô thị hay nông thôn có diện tích đất khá lớn.
2.2.1. Chuẩn bị ao nuôi ếch
- Ao diện tích từ 30 - 300 m2 (4 x 8 m, 5 x10 m, 10 x 20 m…), phủ bạt nilông nếu ao không giữ nước. Thông thường mô hình này được thiết kế theo dạng ao nổi hoặc nửa nổi nửa chìm.
- Có thể xây tường gạch hoặc dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào chung quanh ao cao 1,0 - 1,2 m để tránh ếch nhảy ra ngoài.
- Mực nước ao 20 - 30 cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn. Nên đặt ống cấp và thoát nước riêng biệt ở hai bờ đối diện nhau theo chiều dài của ao.
- Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm mouse xốp…). Nên thả lục bình hay rau muống làm nơi cư trú cho ếch. Diện tích giá thể 50 - 70% diện tích ao nuôi. Nếu ao có diện tích rộng khoảng vài trăm m2 thì xung quanh nên chừa bờ rộng từ 1,0 - 1,5 m, cao hơn mực nước trong ao khoảng 20 cm, trên đó trồng cây che mát để ếch lên ở.
2.2.2. Mật độ nuôi ếch
Ếch giống nên thả thưa hơn nuôi trong bể xi măng (60 - 80 con/m2 là tối ưu trong tháng đầu), nên thả giống loại lớn (100 - 120 con/kg) và tương đối đồng đều để hạn chế hiện tượng ăn lẫn nhau, có thể phân cỡ ương dưỡng trước trên hồ xi măng rồi mới thả xuống ao nuôi.
2.2.3. Cho ăn - Chăm sóc ếch nuôi
- Cho ăn thức ăn viên nổi hoặc thức ăn tự chế biến, giai đoạn ếch giống cho ăn 3 - 4 lần/ngày và 2 - 3 lần/ngày đối với ếch lớn (100 g trở lên). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hay trên chỗ cạn cố định trong ao. Lượng thức ăn trong ngày cũng giống như nuôi trong bể xi măng và tùy vào sức ăn thực tế của ếch.
- Thường xuyên thay nước tránh để nước dơ, ếch dễ nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/1 lần). Chỉ thay 1/3 lượng nước trong ao.
- Định kỳ xử lý nước trong ao bằng Zeolite, Calci – 100 để ổn định pH, làm sạch môi trường nước và đáy ao.
- Chú ý kiểm tra, canh phòng thường xuyên các loài địch hại vào ăn ếch (chim, chuột, rắn, mèo, cá dữ…).
- Nuôi ếch trong ao đất lớn nhanh và ít tốn công chăm sóc hơn nuôi trong bể xi măng, chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm:
+ Tỷ lệ sống thấp hơn nuôi trong bể xi măng do khó kiểm soát được bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn.
+ Nếu bờ ao không chắc chắn, bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn ít ra ăn mồi nên chậm lớn.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp trong lồng lưới
2.3. Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng
Thích hợp vùng có ao hồ lớn có thể vừa nuôi ếch kết hợp nuôi cá.
2.3.1. Nuôi trong giai (vèo)
- Giai có kích thước 6 - 50 m2 (2 x 3, 4 x 5, 5 x 10 m), cao 1 - 1,2 m, làm bằng lưới nilông may kín 5 mặt và phía trên có nắp đậy để tránh ếch nhảy ra ngoài và đề phòng địch hại.
- Giai treo trong ao sao cho đáy vèo ngập nước ngập khoảng 20 - 30 cm.
- Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú (tấm nilông đục lỗ, bè tre, lục bình…). Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3
- 3/4 diện tích giai. Có thể đặt những tấm xốp phía mặt dưới của đáy để giai nổi lên làm nơi cho ếch lên nghỉ ngơi, tắm nắng và ăn mồi.
- Mật độ nuôi trong giai tương đương nuôi trong hồ xi măng là 80 - 100 con/m2.
- Cho ăn cũng giống như cho ăn trên hồ xi măng: rải thẳng vào giai hoặc để trên những miếng nổi (thường áp dụng cho thức ăn tự chế biến).
- Định kỳ xử lý nước trong ao bằng Zeolite, Calci – 100 để ổn định pH, làm sạch môi trường nước và đáy ao.
- Chú ý kiểm tra, canh phòng thường xuyên các loài địch hại vào ăn ếch (chuột, rắn, cá dữ…).
2.3.2. Nuôi trong đăng quầng
- Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500 m2), dùng lưới nilông hay đăng tre bao quanh một phần diện tích trong ao, bên dưới không có đáy như giai.
- Mật độ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/m2).
- Thả lục bình, bè tre, nilông nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú, diện tích giá thể chiếm 3/4 diện tích đăng quầng.
- Chế độ cho ăn, chăm sóc và quản lý nguồn nước giống như nuôi trong giai.
2.4. Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở ếch nuôi
2.4.1. Bệnh trướng hơi ở ếch con
- Nguyên nhân: Ếch bị sốc do môi trường nước thay đổi nhiều và đột ngột, hoặc do ăn nhiều thức ăn không tiêu hóa hết.
- Cách phòng trị: Hạn chế thay nước, khi thay nước chỉ thay 1/3 lượng nước trong hồ.
Bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho ếch ăn. Nên chọn mua ếch giống từ trại giống có môi trường nước giống với môi trường nước mình nuôi để tránh hiện tượng ếch bị sốc do thay đổi môi trường.
2.4.2. Bệnh ghẻ lở
- Nguyên nhân: Do ếch cắn lẫn nhau hoặc do ếch nhảy cọ sát với thành hồ bị trầy xước. Vết thương nhiễm trùng gây ghẻ lở.
- Cách phòng trị: Hạn chế tiếng động và bóng người lui tới làm ếch hoảng sợ, tách cỡ thường xuyên để con lớn không cắn con nhỏ, cho ăn bằng sàn ăn để hạn chế ếch táp trúng chân nhau. Tách riêng những con bị ghẻ ra bôi thuốc kháng sinh và ngâm tắm thuốc sát trùng sau vài ngày sẽ lành vết thương.
2.4.3. Bệnh đỏ chân
- Nguyên nhân: Do môi trường nước nuôi bị nhiễm khuẩn làm cho hai bên đùi của ếch nổi nhiều vết đỏ, chân sưng to, bụng bị xuất huyết trong, gan sưng và đọng máu.
- Cách phòng trị: Giữ cho môi trường nước sạch sẽ, không nuôi quá dày, nên lắng lọc nước một ngày trước khi sử dụng. Khi ếch bệnh tách riêng ra ngâm trong thuốc tím, đồng thời trộn thuốc kháng sinh (Enro floxacin hoặc Oxytetracylin) vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 7 - 10 ngày.
2.4.4. Bệnh viêm ruột
- Triệu chứng: Ếch bị bệnh có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bị sưng đỏ, mỏng, bên trong có khi có dịch lỏng trong suốt và lẫn cặn thức ăn không tiêu, thối.
- Cách phòng trị: Trộn xen kẽ men tiêu hóa và thuốc kháng sinh vào thức ăn cho ếch ăn liên tục trong 4 - 5 ngày. Liều lượng: 5 g thuốc/kg thức ăn.
2.4.5. Bệnh do ảnh hưởng hệ thần kinh
- Triệu chứng: Cột sống bị cong lại, đầu lệnh sang một bên, bơi lội xoay vòng tròn.
- Cách phòng trị: Phòng bệnh bằng cách vệ sinh hồ sạch sẽ, tránh các tác nhân gây sốc (tiếng ồn, cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ nước…), thường xuyên bổ sung thuốc bổ thần kinh (có chứa nhóm vitamin B6), vitamin C vào thức ăn cho ếch ăn.
Tag: hướng dẫn nuôi ếch công nghiệp, cách nuôi ếch công nghiệp, trang trại nuôi ếch công nghiệp, mua bán ếch thương phẩm, mua bán ếch giống, kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm, cung cấp ếch giống, mua bán giống ếch, cơ sở sản xuất ếch giống, cơ sở sản xuất ếch thương phẩm, trang trại nuôi ếch, kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng, kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm, kỹ thuật nuôi ếch thái thương phẩm
Theo Kỹ thuật nuôi ếch
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó