Thủy hải sản
Các bệnh thường gặp ở cá hồi
Trích đăng một phần “Các loại bệnh thường gặp nơi cá Salmonid” trong quyển sách “Phương pháp nuôi cá Salmonid tại Việt Nam” của tác giả Vũ Thế Trụ để giới thiệu tới bạn đọc.
Các vùng cao nguyên Việt Nam, về mặt môi trường khá thích hợp cho việc nuôi cá hồi (Salmon, Rainbow trout, đặc biệt là Donaldson trout). Do đó đây là quyển sách quý giá cho chúng tôi và những người quan tâm đến kỹ thuật nuôi cá hồi nói riêng và cá nước lạnh nói chung.
Các loại bệnh thường gặp nơi cá Salmonid
Để phân định rõ ràng các bệnh của loài cá Salmonid, chúng ta tạm chia các bệnh tật của loài cá Salmonid làm 5 loại khác nhau.
– Bệnh do vi khuẩn (Bacterial diseases)
– Bệnh do virus (Viral diseases)
– Bệnh nấm (Fungal diseases)
– Ký sinh Protozoan (Protozoan parasites)
– Ký sinh Metazoan (Metazoan parasites)
1/ Bệnh do vi khuẩn (Bacterial diseases):
Với cá Salmonids thì các bệnh do vi khuẩn gây nên khá nhiều, một số bệnh thường gặp:
Furunculosis:
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Aeromonas salmonicida. Trong môi trường nước ngọt, bệnh Furunculosis thường xuất hiện nhiều vào thời gian nhiệt độ gia tăng.
Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh Furunculosis cấp tính là xuất huyết trên thân cá. Các triệu chứng khác là biếng ăn, đờ đẫn. Hình thức mãn tính của bệnh này thường thấy ở những cá đã trưởng thành với triệu chứng chảy máu cấp tính, lá lách lớn rộng, thận bị hóa lỏng.
Đề phòng và trị liệu:
– Furazolidone, 35mg/kg cá mỗi ngày, liên tục trong 21 ngày.
– Sulfamerazine (NF-180 hoặc Furozone), 0,26gr/kg cá mỗi ngày, trong 3 ngày liên tục, sau đó dùng 0.15gr/kg cá trong 11 ngày tiếp theo.
Các loại thuốc trụ sinh như Oxytetracycline hoặc Sulphonamides pha trộn trong thức ăn có thể ngăn ngừa được Furunculosis nhưng khó khăn là cá thường rất biếng ăn trong thời gian mang bệnh Furunculosis, vì vậy cần kiên nhẫn trong khi chữa trị. Hiện nay người ta sử dụng vaccine cho bệnh Furunculosis trong thời gian cá còn nhỏ hơn là trị liệu khi cá đã lớn.
Bacterial gill disease (Bệnh vi khuẩn ở mang)
Bệnh có tên như vậy vì thường xảy ra ở mang cá. Có nhiều triệu chứng cho biết các sản phẩm của sự biến dưỡng, đặc biệt là Ammonia, là những yếu tố về môi trường chính yếu đưa tới bệnh vi khuẩn ở mang.
Triệu chứng: Triệu chứng đầu tiên của bệnh vi khuẩn ở mang là cá trồi lên trên mặt nước để hít không khí. Chúng bơi chậm chạp và vô định. Mang bắt đầu sưng lên, mang trở nên trắng rồi có những điểm xám xuất hiện.
Trị liệu:
– Potassium permanganate > 5mg/l trong 1 giờ, 2-3 ngày liên tiếp.
– Aureomycin, 55mg/kg cá mỗi ngày, trong 10nga2y liên tiếp.
– Kanamycin, 20mg/kg mỗi ngày cho tới 20 ngày.
Bacterial kidney disease (BKD)
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Renibacterium salmoninarum.
Triệu chứng rõ rệt nhất là sau khi phá phách một số nội tạng cơ thể cá Salmonid, bệnh BKD sẽ tạo nên các mụn nhỏ xuất hiện trên các bắp cơ và sau đó tạo thành cá hố sâu tại đây. Cá mắc bệnh, cơ thể có màu đậm hơn thường lệ, mắt lồi ra và có các đốm máu ở phía dưới các vi ngực. Trong nội tạng, thận sưng lên và có thể chứa những nốt màu trắng như sữa.
Trị liệu: Bệnh BKD là 1 trong những bệnh khó trị liệu với thuốc men vì là bệnh kinh niên trong môi trường và vi khuẩn lại nằm sâu trong tế bào. Hiện tại người ta chỉ thấy:
– Erythromycin là tương đối có khả năng ngăn ngừa được sự phát triển của BKD, với 190-220mg/kg cá mỗi ngày và trị liệu như vậy liên tục trong 21 ngày.
– Sulfadiazine, 0,26gr/kg cá mỗi ngày, cho 7 ngày, sau đó dùng 0,13gr/kg cá cho 21 ngày tiếp theo.
Vibriosis:
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Vibrio anguillarum, một loại vi khuẩn có liên hệ rất gần với loại vi khuẩn gây bệnh dịch tả và vi khuẩn Vibrio salmonicida. Bệnh không xuất hiện triệu chứng rõ rệt bên ngoài nhưng lại gây thiệt hại nhanh cho nhà sản xuất. Vì vậy, việc sử dụng thuốc trụ sinh phối hợp thuốc chủng ngừa và công việc điều hành hoàn hảo (vệ sinh ao hồ nuôi, di chuyển cá, thức ăn thích hợp…) ngay từ lúc cá còn nhỏ là phương pháp hữu hiệu nhất. Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ cao (>10 độ C). Cá bị bệnh nặng thường có những vết thương trên da sưng lên, gây lở loét và tiết ra những chất nhầy có máu. Trong nội tạng, lá lách bị lớn rộng và thận bị mềm nhũn. Mang và cá bắp thịt trở nên nhợt nhạt.
Trên da và trong các bắp thịt thường xuất hiện những vết thương giống như bị bỏng, không khác bệnh Furunculosis.
Trị liệu: Sulfonamide và thuốc trụ sinh có tác dụng với bệnh Vibriosis, tương tự Sulfamerazine và Oxytetracycline.
Bệnh Columnasis
Do vi khuẩn Flexibacter Columnaris gây nên.
Triệu chứng bệnh là sự xuất hiện các chất nhầy ở các điểm trên đầu, trong mang, vi và xung quanh các vết thương.
Trị liệu:
– Furanace 1,5mg/l trong 1 giờ, kéo dài từ 1-3 ngày.
– Oxytetracycline 50mg/kg cá trong 10 ngày.
2/ Bệnh do virus
Một số bệnh do virus như: Infectious Pancreatic Necrosis (IPN); Viral Haemorrhagic Septicamia (VHS); Infectious Haematopoietic Necrosis Virus (IHN); Infectious Salmon Anaemia Virus (ISA).
Phương pháp phòng ngừa là tốt nhất.
3/ Bệnh do nấm gây nên (Fungus diseases)
Trước khi có dịch nấm, một hoặc nhiều các tình huống sau đây xuất hiện trước: môi trường bị ô nhiễm, mật độ nuôi quá cao, xác cá chết không được loại bỏ kịp thời, mực nước quá thấp.
Những loại nấm thường gặp là Saprolegnia, Exophiala, Ichthyophonus, Branchiomyces, Phialophora. Trong nước ngọt, người ta thường thấy nhiều nhất là bệnh nấm Saprolegnia đối với loại cá giống, xuất hiện khắp mọi nơi.
4/ Các bệnh ký sinh nguyên sinh (Protozoan parasites)
Trong nhóm bệnh ký sinh nguyên sinh gây ra cho cá Salmonids ta có thể kể:
– Bệnh Proliferative Kidney Disease (PKD);
– Bệnh Ceratomyxa shasta;
– Bệnh Ichthyobodo necatrix;
– Bệnh Myxobolus cerebralis.
5/ Bệnh ký sinh đa bào (Metazoan parasites)
Thường gặp:
– Nematode (Tuyến trùng);
– Cestoda (Sán lãi);
– Acanthocephala (Giun);
– Trematoda (Giun bẹt);
– Mollusca;
– Crustacea;
– Hirudinea (Đỉa)
…
Formalin và Potassium permanganate là 2 dung dịch có khả năng ngăn ngừa được loại ký sinh này. Nhưng an toàn hơn vẫn là phương pháp ngăn ngừa từ bước đầu với việc kiểm tra nguồn giống cá và nguồn nước trước khi nuôi.
Trích nguồn: Sách của Vũ Thế Trụ
Từ khóa: phòng bệnh và trị bệnh ở cá hồi, nuôi cá hồi, điều trị các bệnh thường gặp ở cá hồi, mua bán cá hồi
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó