Thủy hải sản
Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ếch nuôi
1. Phòng bệnh ếch
- Vệ sinh và tẩy trùng trước khi nuôi bằng vôi.
- Ðảm bảo nguồn nước sạch và giữ được vệ sinh khu nuôi ếch; nước ao nuôi không bị chua, thối đục, không có hoá chất độc.
- Kiểm tra ếch giống khi mua về, có thể tắm nước muối ăn 3%; nếu con nào bị chết phải loại bỏ ra ngay.
- Ðảm bảo số và chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của nòng nọc và ếch.
- Không khuấy động làm ếch giật mình căng thẳng. Cho ăn thức ăn tươi, sạch. Có bóng mát che nắng, chống nóng.
- Phòng trừ địch hại như: Chim, rắn, chuột...
- Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng dụng cụ cho ăn, sàn ăn.
- Không để xảy ra dịch bệnh.
Ø Hiện tượng ăn nhau:
Nguyên nhân: Nuôi mật độ cao. Thức ăn không đủ. Kích cỡ nuôi không đồng đều.
Phòng chống: Mật độ không quá cao. Thức ăn phải đủ chất (đạm phải đúng) và phân bố đều và nhiều lần trong ngày. Thường xuyên lọc và phân cỡ bể nuôi khi ếch nhỏ dưới 50g.
2. Trị một số bệnh thường gặp ở ếch nuôi
Nguyên nhân gây bệnh cho ếch thường là do ếch ốm yếu, môi trường nuôi nhiễm bẩn, ếch rất dễ bị bệnh ngoài da, sau đó nhiễm trùng dẫn đến ếch bị trướng bụng, da tái đi, không ăn và chết.
2.1. Bệnh trướng hơi (sình bụng) ở ếch nuôi
Nguyên nhân: Do ếch ăn thức ăn ôi thiu hay do cho ăn quá nhiều ếch không tiêu hóa được., nguồn nước nuôi dơ do ít thay nguồn nước.
Triệu chứng bệnh: Bụng ếch trương phồng lên, ếch nằm yên một chổ. Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn.
Trị bệnh: Ngưng cho ăn 1 - 2 ngày. Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi. Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và trimethroprim (4 - 5g/kg thức ăn). Sử dụng liên tục 5 ngày.
Phòng bệnh: Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch. (2 - 3gr men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn) hay Sunfat đồng (CuSO4 ) 0,5 - 0,7g/m3 nước phun toàn ao hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút. Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi sạch.
2.2. Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ) ở ếch nuôi
Dấu hiệu thường thấy là ếch bài tiết ra phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy máu chảy ra.
Dùng một viên Ganidan/1.000 - 3.000 con/ngày ( hoặc 1 viên/1kg thức ăn), trộn vào thức ăn liên tục trong 3-4 ngày. Khi nòng nọc, ếch giống và ếch thịt bị bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày.
2.3. Bệnh lở loét đỏ chân (đốm đỏ đùi) ở ếch nuôi
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila phát triển khi môi trường nuôi dơ và khi ếch bị shock.
Triệu chứng bệnh: Ếch giảm ăn, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết. Giải phẩu nội tạng, thấy xuất huyết trong ổ bụng.
Trị bệnh: khi bệnh mới phát sẽ có tác dụng tốt. Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày. Norfloxaxine 5g/kg thức ăn, hoặc Oxytetracycline 3 - 5g/kg thức ăn. Ngâm ếch trong dung dịch Iodine 5 - 10 ml/1m3 nước hay dùng thuốc Sunfat đồng phun xuống với liều lượng 1,5g/m3.
Phòng bệnh: Giữ nước sạch và thường xuyên thay nước. Khi phát hiện ếch bị bệnh phải tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan.
2.4. Bệnh trùng bánh xe ở ếch nuôi
Ký sinh ở da nòng nọc, khi trời nóng, gió đông thường xảy ra bệnh này. Khi có trùng ký sinh, da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn, tạo nên những điểm màu trắng bạc.
Dùng sunfat đồng liều lượng 0,5 - 0,7g/m3 nước phun toàn ao, hoặc tắm cho ếch với liều lượng 1-2g/m3 trong vòng 10 - 15 phút hay tắm trong nước muối 2 - 3% trong vòng 10 - 15 phút.
2.5. Bệnh mù mắt, cổ quẹo ở ếch nuôi
Triệu chứng: Mắt bị viêm sưng. Mắt đục và mù cả hai mắt. Biến dạng cột sống và cổ quẹo. ếch thường xuyên quay cuồng và chết. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có tài liệu cho là do vi khuẩn Pseudomonas sp.
Trị bệnh: Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh. Khử trùng bể bằng Iodine liều lượng 5 - 10ml m3 nước bể.
2.6. Bệnh do nấm ở ếch nuôi
Tác nhân gây bệnh: Do nấm Achya sp gây ra.
Triệu chứng: Toàn thân ếch , cũng có khi chỉ ở những chỗ khe có những búi nấm trắng, mắt thường có thể nhìn thấy.
Phòng bệnh: Trong quá trình nuôi luôn kiểm soát môi trường thật tốt, định kỳ khử trùng bằng vôi bột.
Trị bệnh: Dùng formalin với nồng độ 20 - 25 ml/m 3 tắm cho ếch.
2.7. Bệnh giun, sán ở ếch nuôi
Nguyên nhân: Ếch thường bị bệnh sán lá, sán sơ mít và giun ký sinh.
Hiện tượng: Ếch chậm lớn.
Trị bệnh: Trộn các loại thuốc tẩy giun sán lẫn với thức ăn hoặc có thể dùng peperracin với tỷ lệ 0,1% so với thức ăn. Phải tẩy vài lần mới hết được giun sán./.
Một số bài viết liên quan kỹ thuật nuôi ếch
Kỹ thuật nuôi ếch
Kỹ thuật nuôi ếch công nghiệp (phần 1)
Trích nguồn: Kỹ thuật nuôi ếch
Từ khóa: điều trị bệnh ở ếch nuôi, hướng dẫn phòng bệnh và trị bệnh ở ếch nuôi, chuyên gia tư vấn cách trị bệnh ở ếch nuôi, phương pháp phòng bệnh và trị bệnh cho ếch nuôi, kỹ thuật nuôi ếch
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó