Thủy hải sản
Phương pháp phòng bệnh và trị bệnh cho rắn
Trong điều kiện nuôi, rắn ráo trâu thường mắc các loại bệnh như bệnh ghẻ lở loét ngoài da, sán dây, viêm phổi. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường, độ ẩm trong chuồng quá cao, da rắn tiếp xúc phát bệnh, hoặc do mầm bệnh từ thức ăn. Bệnh cần được phát hiện kịp thời để chữa trị không để quá nặng, rắn tử vong sẽ gây tổn thất trong quá trình nuôi.
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Phòng bệnh cho rắn nuôi:
- Dọn vệ sinh và kiểm tra độ ẩm của chuồng rắn, đặc biệt là mùa mưa không nên để quá ẩm; mùa khô ngược lại cần xịt nước để tăng độ ẩm và làm mát cho rắn nuôi.
- Thức ăn không để dư thừa, không cho rắn ăn thức ăn đã phân hủy
- Theo dõi mỗi lần dọn vệ sinh chuồng, phát hiện các cá thể bị dịch bệnh để chăm sóc, điều trị và khắc phục những điều kiện bất lợi cho rắn.
- Định kỳ nên rắc vôi bột để diệt khuẩn và xác trùng chuồng trại
- Cho ăn bình thường, thấy rắn ăn ít, chậm lớn thỉnh thoảng cần bổ sung thêm B1 và men tiêu hóa cho rắn
Trị một số bệnh thường gặp trên rắn nuôi:
Khi rắn đã mắc bệnh, cần phải theo dõi để tách cá thể rắn nhiễm bệnh ra riêng để điều trị.
1/ Bệnh ghẻ lở ngoài da ở rắn nuôi
Dấu hiệu: Da rắn xuất hiện những vết ghẻ, lở loét gây tróc da, rắn sinh trưởng chậm, ảnh hưởng đến việc lột xác, rắn ăn ít hơn bình
thường
Nguyên nhân: Do chuồng nuôi quá ẩm, thường vào mùa mưa, do rắn bị trày xước lâu ngày.
Cách trị: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống ghẻ cho vật nuôi bôi trực tiếp vào vết ghẻ, hoặc tắm rắn qua nước muối hoặc ngâm rắn trong dung dịch thuốc Ampicilin với khoảng 500mg và 2 lít nước trong 20 phút.
2/ Sán dây ở rắn nuôi:
Dấu hiệu: Rắn còi cọc, ăn ít, chậm lớn
Nguyên nhân: Nhiễm sán từ các nguồn như thức ăn là thịt các loại có chứa trứng, mầm bệnh.
Cách trị: Chưa có cách đặc trị, khi thấy rắn bị bệnh thường tách riêng, tránh tiếp xúc với những chuồng nuôi khác làm lây nhiễm bệnh. Trường hợp bị nặng, có thể sử dụng thuốc trị sán cho gia súc để chữa cho rắn, nhưng khả năng thành công thường không cao.
3/ Viêm phổi ở rắn nuôi:
Dấu hiệu: Rắn thở khó, khả năng tử vong cao
Nguyên nhân: Hiện chưa tìm ra nguyên nhân, nhiều khả năng là do thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh và nhiều gió lùa.
Cách trị: Chưa có cách đặc trị, khi thấy rắn có biểu hiện bệnh cần tách riêng để theo
dõi và chăm sóc; nếu bị quá nặng thì nên hủy bỏ để tránh lây lan bệnh.
4/ Bệnh tụ huyết trùng ở rắn nuôi
Triệu chứng: Rắn bỏ ăn, đầu sưng to dần và chết, rắn chết khá nhanh khi mắc bệnh này, khi mổ khối sưng trên cổ và đầu thường có mùi thối
Nguyên nhân: Vi khuẩn Pasteurella
Điều trị: Tetracyclin: 10mg/kg thể trọng, Gentamycin: 2-4mg/kg thể trọng,
5/ Bệnh tiêu chảy ở rắn nuôi
Triệu chứng: Chuồng rắn đột nhiên có mùi chua hoặc tanh của thức ăn chưa được tiêu hóa hết, có hiện tượng nôn, ói ra mồi, bệnh làm rắn gầy đi rất nhanh và kiệt sức, có thể làm chết rắn
Nguyên nhân: Thức ăn ôi thiu, sức đề kháng giảm không tiêu hóa thức ăn
Điều trị: Trong tất cả các bữa ăn cần trộn vitamin giúp rắn tiêu hóa và tăng khả năng đề kháng, có thể dùng vitamin B1 hoặc B.complex
-Trộn Vi sinh vật có lợi giúp tiêu hóa thức ăn
6/ Bệnh xuất huyết – sình hơi – trụy tim ở rắn nuôi
Triệu chứng: Rắn ăn kém hoặc bỏ ăn, xuất hiện đốm xanh (Vỡ mật) dưới bụng gần hậu môn, xuất huyết trong ruột, vùng miệng có nhớt, đường ruột, bụng trướng to, xoang bụng bị viêm xuất hiện hoại tử màu xanh vùng gần hậu môn, phân nhão và nhiều dịch nhầy có mùi hôii
Nguyên nhân: Vi khuẩn l Edwardsiella ictaluri gây ra
Điều trị:
- Ceentreatfam 2 grs / dưới 3 tháng - 3 grs / trên 3 tháng
- Ascobric Acid 9.300 4 grs / 1kg thể trọng
- Pedomcad (doperidone) 2 ml / dưới 3 tháng - 4 ml / trên 3 tháng
- Levovil (Levofloxacin) 2 ml / dưới 3 tháng - 2 ml / trên 3 tháng
7/ Bệnh gan thận mủ, phù nề ở rắn nuôi
Triệu chứng: Rắn bỏ ăn, hoạt động chậm, bụng và miệng sưng cứng, da không bóng, giảm và bỏ ăn, đột tử nhanh, da sừng lên, mổ khám thấy gan thận có mủ màu vàng, trắng nhỏ. Rắn chết và gầy
Nguyên nhân: Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra
Điều trị:
- Thido treat farm 2 grs / dưới 3 tháng - 3 grs / trên 3 tháng
- Ascobric Acid 9.300 4 grs / 1kg thể trọng
- Nocouch (extromethorphan 5mg/5ml, Chlorpheniramin 5mg/5ml, Guaiphenesin 50mg/5ml) 2 ml / dưới 3 tháng - 3 ml / trên 3 tháng
- Levovil 2 ml / dưới 3 tháng - 4 ml / trên 3 tháng
8/ Bệnh sán lá gan - sán 18 móc - sán d y - giun tròn - giun đũa ở rắn nuôi
Triệu chứng: Dưới da có cục u nhỏ, phân rắn bài thải nhiều nang trứng sán mày trắng đục
Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun đũa, giun móc, sán lá, whipworms, các loài Taenia của sán dây, aelurostrongylus, paragonimiasis và Strongyloides
Điều trị:
- Fenben 1 gr / dưới 3 tháng - 2 grs / trên 3 tháng (Pha dung dịch cồn 90%)
- Pedomcad 1 ml / dưới 3 tháng - 2 ml / trên 3 tháng
9/ Bệnh do môi trường ở rắn nuôi
Triệu chứng: Rắn mệt mỏi, kém ăn, biến đổi màu da, khó lột xác, hay xuất hiện các vùng nhiễm trùng trên cơ thể
Nguyên nhân: Môi trường sống của rắn nuôi chật trội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp, nhất là kèm theo thiếu vitamin, là nguyên nhân chính của bệnh do môi trường.
Điều trị: Cải thiện điều kiện nuôi nhốt và bổ sung vitamin cho rắn là những biện pháp cơ bản để hạn chê bệnh do môi trường
10/ Bệnh do dinh dưỡng ở rắn nuôi
Triệu chứng: Sự thiếu cân đôi trong thành phân dinh dưỡng cùng với chế độ nuôi dưỡng không họp lý, vệ sinh thức ăn không tốt dễ làm phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá và tuần hoàn. Bệnh tắc mạch máu do lắng đọng cholesterol và axit uric là nguyên nhân làm chết rắn đột ngột với bệnh tích to tim
Nguyên nhân: Đôi với rắn, chủ yếu là thiểu vitamin A, vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1 và B2) và vitamin D2 (không phải vitamin D3 như đôi với thú)
11/ Bệnh viêm miệng ở rắn nuôi
Triệu chứng: Răn thường bỏ ăn, khó ngậm chăt miêng
Nguyên nhân: Bệnh thường do vi khuẩn và nấm gây ra.
Điều trị: Các vết loét nhẹ có thể rửa bàng nước oxy già boi thuốc sulphadimidine. Bệnh nặng cần phải điều trị bằng kháng sinh
12/ Bệnh ướp xác ở rắn nuôi
Triệu chứng: Xác rắn không lột được, nếu để lâu rắn sẽ kém ăn, khô kiệt và chết
Nguyên nhân: Chưa rõ nguyên nhân.
Điều trị:
- Rắn bị ướp xác cần bắt vào túi lưới, ngâm rắn khoảng 20-30 phút trong dung dịch sát khuẩn (berberin, tertracýclin v.v.) với nồng độ 0.5- 1.0g/l lít nước sạch.
- TĂNG TRỌNG/ Cho ăn hàng ngày
- De200F 2 grs / dưới 3 tháng - 4 grs / trên 3 tháng
- Hi Protamin 2 ml / dưới 3 tháng - 4 ml / trên 3 tháng
- Ascobric Acid 2 grs / dưới 3 tháng - 4 grs / trên 3 tháng / Pha vào nước uống
+ Cách 1: Mồi chết (trộn vào thức ăn)
+ Cách 2: Mồi sống, bẻ chân ếch (bơm trực tiếp vào mồi sống)
- SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI : Rất Quan Trọng
- Extra Odyl 100 cc / lít nước / 3 ngày 1 lần - Dập dịch 200 cc / lít nước/ hàng ngày
Khuyến cáo chung: Rắn là lòai dễ bị kích ứng gây chán ăn và hung dữ khi tiếp xúc với các lọai mùi như: Rượu bia, thuốc lá, hành, tỏi, gừnng, giềng và các lọai thuốc sát trùng có mùi như Clorinmine - Iodine. Nên cần thiết phải sử dụng thuốc sát trùng đặc hiệu.
Trang trại nuôi rắn
Từ khóa: phương pháp phòng ngừa bệnh ở rằn nuôi, kỹ thuật điều trị một số bệnh thường gặp ở rắn nuôi, các bệnh thường gặp trên rắn
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó